HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG THANG BẢNG LƯƠNG NĂM 2019

Căn cứ tại Điều 93 của Bộ luật Lao động – Luật số 10/2012/QH13 ngày 18/06/2012;

Căn cứ tại Điều 7 Nghị định 49/2013/NĐ-CP ngày 14/05/2013;

Căn cứ theo Nghị định 121/2018/NĐ-CP ngày 13/09/2018;

Căn cứ Nghị định 157/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018;

I. Hồ sơ xây dựng thang bảng lương bao gồm:

1. Công văn gửi Phòng Lao động thương binh và xã hội;

2. Quyết định ban hành hệ thống thang, bảng lương;

3. Biên bản thông qua hệ thống thang bảng lương;

4. Bảng hệ thống thang, bảng lương;

5. Bảng quy định các tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng;

6. Khai trình sử dụng lao động lần đầu hoặc định kỳ (nếu chưa nộp trước đó);

7. Quy chế lương, bảng phụ cấp (xây dựng để phục vụ cho công việc quyết toán thuế TNCN và đóng BHXH);

8. Văn bản xác nhận không có công đoàn cơ sở do Liên đoàn lao động ký đóng dấu (nếu không có tổ chức Công đoàn cơ sở);

Chú ý: Người lập mẫu biểu phải điền tên và số điện thoại và đi nộp trực tiếp kèm theo Giấy giới thiệu và CMND.

Lưu ý: Tại Nghị định 121/2018/NĐ-CP của Chính Phủ quy định kẻ từ ngày 01/11/2018: “Đối với doanh nghiệp sử dụng dưới 10 lao động được miễn thủ tục gửi thang lương, bảng lương, định mức lao động cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp” .

=> Doanh nghiệp được miễn không gửi thang lương, bảng lương, định mức lao động cho Phòng lao động nhưng vẫn phải xây dựng để lưu nội bộ tại đơn vị.

Tải về: Biểu mẫu Thang bảng lương

II. Hướng dẫn chi tiết cách lập hồ sơ thang bảng lương

1. Hệ thống thang bảng lương:

Căn cứ vào địa bản hoạt động của doanh nghiệp và đặc thù sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp xây dựng chức danh, vị trí công việc và bậc lương phù hợp với doanh nghiệp mình.

(1) Bậc lương:

– Số lượng bậc lương phụ thuộc vào lựa chọn xây dựng của đơn vị, thường thì các doanh nghiệp hay xây dựng 10 bậc. Người lao động khi mới vào làm việc sẽ áp dụng bậc 1 và theo quy chế tăng lương của doanh nghiệp mỗi lần sẽ lên 1 bậc, các trường hợp đặc biệt có thể được nâng vượt bậc.

– Mức lương bậc 1 tại các nhóm phải yêu cầu thỏa mãn điều kiện:

+ Lao động đã qua đào tạo phải cao hơn ít nhất là 7% mức lương tối thiểu vùng;

+ Giữa các nhóm chức danh phải có sự chênh lệch lương tối thiểu 5%;

– Khoảng cách giữa 2 bậc lương liền kề phải đảm bảo khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệp, phát triển tài năng nhưng ít nhất bằng 5%. Và các nhóm vị trí công việc sau cũng xây dựng tương tự, lấy bậc 1 làm gốc, các bậc tiếp theo trong cùng một nhóm vị trí công việc cao hơn ít nhất bằng 5% của bậc trước liền kề. (Theo hướng dẫn tại khoản 2 điều 7 nghị định 49/2013/NĐ-CP)

(2) Nhóm chức danh, vị trí công việc:

– Căn cứ vào chức danh, vị trí công việc thực tế tại doanh nghiệp các bạn, với những nhóm cùng chung một mức lương, các bạn có thể gộp chung vào một nhóm và hưởng mức lương như nhau.

Lưu ý:

– Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;

– Mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường;

– Mức lương tối thiểu vùng không báo gồm các loại phụ cấp và các khoản bổ sung;

2. Khai trình sử dụng lao động: Trường hợp đơn vị chưa nộp Khai trình sử dụng lao động thì tại hồ sơ này đơn vị doanh nghiệp nộp bổ sung luôn.

– Đối với đơn vị mới thành lập phải thực hiện khai trình việc sử dụng lao động khi bắt đầu hoạt động.

– Báo cáo tình hình thay đổi về lao động 6 tháng đầu năm hoặc cuối năm.

Tham khảo thêm hướng dẫn chi tiết xây dựng thang lương, bảng lương năm 2018

IN HỒ SƠ: In hồ sơ làm 2 bộ, đóng quyển hồ sơ tất cả các tài liệu theo hướng dẫn và thứ tự như trên (không đóng công văn vào trong quyển hồ sơ), và đóng dấu giáp lai giữa các trang.

NỘP HỒ SƠ:

Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại 1 trong các địa điểm:

– Phòng Lao động thương binh xã hội quận/huyện;

– Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả Văn phòng UBND quận/huyện;

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn miễn phí GỌI NGAY0962.583.777