Làm việc nhưng không nhận tiền lương thì có phải đóng bảo hiểm xã hội? Nếu có thì mức đóng là bao nhiêu? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây.

1. Bảo hiểm xã hội là gì?

Bảo hiểm xã hội là bảo hiểm đảm bảo cho người lao động và gia đình có mức thu nhập ổn định trước các rủi ro trong cuộc sống như: thất nghiệp, ốm đau, bệnh tật, tai nạn lao động, nghỉ hưu hoặc tử vong… (Số tiền bảo hiểm chi trả dựa trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội của người tham gia).

Hệ thống bảo hiểm xã hội bao gồm các chương trình hỗ trợ về lương hưu, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm lao động và các khoản trợ cấp khác. Các khoản đóng góp cho bảo hiểm xã hội được thu từ % mức lương của người lao động và doanh nghiệp đóng góp.

Bảo hiểm xã hội (BHXH) được nhà nước bảo hộ theo quy định pháp luật nhằm đảm bảo an toàn về đời sống cho người lao động và các thành viên trong gia đình. BHXH góp phần bảo vệ an toàn xã hội và là trụ cột chính trong hệ thống an sinh xã hội của nước nhà.

2. Làm việc nhưng thỏa thuận không nhận tiền lương thì có phải đóng bảo hiểm xã hội?

Trường hợp ký hợp đồng lao động thỏa thuận nhận tiền lương:

– Căn cứ tại Điều 21 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nội dung hợp đồng lao động như sau:

Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;

b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;

c) Công việc và địa điểm làm việc;

d) Thời hạn của hợp đồng lao động;

đ) Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;

 g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;

i) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;

k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.

– Căn cứ tại khoản 2 Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 quy định về mức lương theo công việc hoặc chức danh như sau:

Tiền lương

  1. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động về tiền lương trong hợp đồng lao động nhưng phải đáp ứng điều kiện mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

Trường hợp ký hợp đồng lao động thỏa thuận không nhận tiền:

– Theo quy định của Bộ luật Lao động 2019 thì pháp luật không cấm việc thỏa thuận ký hợp đồng lao động không nhận tiền lương.

Như vậy, trường hợp ký hợp đồng lao động thỏa thuận hưởng lương hay không hưởng lương đều thuộc đối tượng đóng BHXH theo khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 nên phải đóng BHXH theo quy định.

3. Mức đóng BHXH đối với trường hợp làm việc nhưng thỏa thuận không nhận tiền lương là bao nhiêu?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 42 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định về mức đóng BHXH đối với trường hợp làm việc nhưng không thỏa thuận nhận tiền như sau:

Quản lý đối tượng

  1. Người lao động làm việc theo HĐLĐ (không bao gồm người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn theo quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ về chế độ HĐLĐ một số loại công việc sau đây trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp) trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước thì đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN căn cứ tiền lương ghi trong HĐLĐ.

Theo đó, người lao động làm việc theo HĐLD (không bao gồm người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn theo quy định tại Nghị định 68/2000/NĐ-CP) trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước thì đóng BHXH căn cứ tiền lương ghi trong HĐLĐ.

Căn cứ tại khoản 1, khoản 2 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được hướng dẫn Điều 17 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định về tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc đối với trường hợp làm việc nhưng thỏa thuận không nhận tiền như sau:

Tại khoản 1 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

  1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).

Người lao động quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương cơ sở.

Tại khoản 2 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được hướng dẫn Điều 17 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định như sau:

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại Khoản 2 Điều 89 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:

  1. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2017, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động.
  2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động.
  3. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người quản lý doanh nghiệp có hưởng tiền lương quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này là tiền lương do doanh nghiệp quyết định, trừ viên chức quản lý chuyên trách trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu.

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này là tiền lương do đại hội thành viên quyết định.

Như vậy, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với trường hợp làm việc nhưng thỏa thuận không nhận tiền thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).

Người lao động quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 c Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương cơ sở.

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với trường hợp làm việc nhưng không nhận tiền thuộc trường hợp đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động.

Trên đây chúng tôi đã cung cấp thông tin về đóng bảo hiểm bao nhiêu năm thì được hưởng lương hưu?? Hy vọng những thông tin trên hữu ích với quý bạn đọc.

Để được tư vấn và hỗ trợ vui lòng liên hệ hotline: 096.426.3333 hoặc 0915.873.088
Kinh doanh: 0357.16.2222 hoặc 0888.16.26.56

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn miễn phí GỌI NGAY0962.583.777